Tư vấn nghề nghiệp: Tư vấn chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai

16:18 28/12/2020

Tư vấn nghề nghiệp là cách hiệu quả để người lao động định hướng được ngành nghề phù hợp với mình. Tư vấn chọn được ngành nghề phù hợp được coi là bước đầu để xây dựng nên thành công trong tương lai.

Tư vấn nghề nghiệp: Tư vấn chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai
Tư vấn nghề nghiệp: Tư vấn chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai

Nội dung bài viết

Tư vấn nghề nghiệp - Xác định chân dung chính mình

Cần có cái nhìn kĩ càng và rõ ràng về bản thân mình. Trước hết bạn phải biết mình là ai, mình có gì, mình thích gì, mình muốn gì thì mới định hướng được ngành nghề phù hợp.

"Tôi là ai, tôi quan tâm tới điều gì?"

Tự đánh giá những vấn đề bản thân mình quan tâm và hứng thú thông qua các hoạt động thường ngày. Nếu chưa rõ bản thân có xu hướng hay sở thích thích với lĩnh vực nào, hãy bắt đầu quan tâm dần những thứ đang diễn ra xung quanh và xem vấn đề nào, lĩnh vực nào đang khiến bạn chú ý nhất. Nếu bản thân mình không biết được mình quan tâm, chú ý đến điều gì thì rất khó để tư vấn được ngành nghề phù hợp. Việc tự trả lời, giải thích được câu hỏi: “Tôi quan tâm, chú ý đến lĩnh vực nào” sẽ khiến việc xác định ngành nghề phù hợp trở nên dễ dàng hơn.

Tư vấn nghề nghiệp: Tư vấn chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai
Tư vấn nghề nghiệp - Xác định chân dung chính mình

"Tôi có gì, tôi làm được gì và tôi muốn gì?"

Mỗi người sẽ có ưu nhược điểm riêng. Trước hết, nhìn nhận xem bản thân mình có năng lực, điểm mạnh, sở thích gì. Với năng lực, điểm mạnh sở thích đó sẽ có những ngành nghề nào phù hợp. Trong trường hợp sở thích có điểm tương đồng với năng lực và không tương đồng với năng lực thì cần xử trí ra sao?

Sở thích có điểm tương đồng với năng lực

Khi đã xác định được sở thích, bạn sẽ nhìn nhận việc năng lực có đảm bảo với ngành nghề đúng sở thích hay ko. Trong trường hợp năng lực và sở thích không mâu thuẫn với nhau, bạn nên theo đuổi ngành nghề đó. Đam mê và năng lực là hai yếu tố thúc đẩy bạn nhanh đạt đến trình độ chuyên gia của lĩnh vực mình yêu thích. Ví dụ, bạn có năng lực về giao tiếp, thích hoạt động thương thảo, đàm phán, bạn có thể chọn lựa các ngành liên quan đến Marketing hoặc Sale...

Sở thích xung đột, mâu thuẫn với năng lực

Còn nếu năng lực của bạn không tương ứng với sở thích, ví dụ thích nấu nướng, nhưng kĩ năng nấu còn vụng về thì bạn cần cân nhắc việc trau dồi thêm kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, kĩ năng. Tuy nhiên, trong trường hợp sở thích của bạn xung đột với năng lực hiện có, ví dụ như bạn có khiếm khuyết bẩm sinh không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công việc thì bạn nên cân nhắc chuyển ngành. Giống như việc sợ máu thì không nên làm ngành phẫu thuật, mắc chứng mù màu, khiếm khuyết thị giác thì tránh các ngành nghề liên quan đến hội họa thời trang

Đọc thêm: Những ngành nghề nào thiếu nhân lực trong tương lai 2025 – 2030?

Tư vấn nghề nghiệp: Chọn ngành, chọn nghề tương ứng

Sau khi nhận diện được chân dung về tính cách, năng lực, sở thích, bạn tiếp tục tự tư vấn chọn ngành, tư vấn chọn nghề tương ứng thông qua việc tham khảo thông tin tại các đơn vị có uy tín.

Tư vấn nghề nghiệp: Tư vấn chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai
Tư vấn nghề nghiệp: Chọn ngành, chọn nghề tương ứng

Đây là bước chuyển từ việc xác định khái quát mảng ngành nghề có xu hướng phù hợp với bản thân sang xác định cụ thể ngành nghề mình theo đuổi. Bạn có thể tham khảo tại website các trường đại học hoặc đơn vị đào tạo có uy tín để biết được ngành nghề mình sẽ theo đuổi có đặc điểm gì, yêu cầu nhân sự ra sao, mức lương đãi ngộ như thế nào.

Đặc thù của ngành sẽ rất khác so với những gì bạn đã mường tượng. Bạn cần nghiên cứu kĩ về ngành nghề mình sẽ chọn để theo đuổi lâu dài, ttránh tối đa trường hợp theo đuổi ngành mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề không phù hợp.

Tư vấn nghề nghiệp: Nhận diện sức học bản thân

Nhiều bạn đã bỏ qua bước này khi tự tư vấn nghề nghiệp cho bản thân. Nhiều học sinh, sinh viên còn có lối tư tưởng phó mặc cho may mắn và số phận trong các kì thi cử. Việc xuề xòa, hời hợt trong việc tự nhận diện sức học của bản thân sẽ làm tăng nguy cơ trượt trong các kì thi quan trọng và giảm giả năng trúng tuyển ngành nghề mình yêu thích.

Tự kiểm tra, đo lường năng lực

Để biết năng lực học tập của bản thân, bạn theo dõi kết quả các kì thi sát hạch năng lực của mình vào mỗi kì học. Bên cạnh đó, bạn có thể thử sức với các bộ đề thi vào ngành nghề mình thích trong vòng 3 - 5 năm đổ lại để thử sức. Việc xác định được năng lực từ sớm giúp cho người học chủ động có kế hoạch điều chỉnh và cải thiện năng lực để theo đuổi ước mơ.

Chuyển hướng khi sức học chênh lệch với ước mơ

Nếu sức học bản thân chênh lệch nhiều với ước mơ thì bạn có thể chọn một cơ sở đào tạo khác phù hợp với năng lực của mình hơn để theo đuổi. Môi trường học vừa sức rất quan trọng để giúp người học phát triển được thế mạnh bản thân và trưởng thành với tâm thế tự tin, làm chủ cuộc sống.

Hiện nay, tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Cao đẳng, Đại học không phải là sự lựa chọn, con đường duy nhất dẫn tới thành công. Nhiều học sinh tốt nghiệp THCS đã chọn lựa lối đi học nghề tại các cơ sở đào tạo uy tín trong ngành theo chỉ thị mới của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là một lối đi khôn ngoan để người lao động tiết kiệm thời gian, công sức và theo đuổi sớm được ngành nghề yêu thích.

Đọc thêm: Lấy bằng Cao đẳng ở tuổi 19 tại PTCĐ - FPT Polytechnic - Tại sao không?

Tư vấn nghề nghiệp: Chọn ngành, chọn nghề theo xu hướng xã hội

Xem xét xu thế tuyển dụng và nhu cầu xã hội là một trong những lưu ý hàng đầu mà người lao động phải nhớ. Việc chọn ngành theo xu thế xã hội, chọn ngành có triển vọng cho tương lai giúp bạn hạn chế tối đa khó khăn trên con đường dẫn tới thành công.

Tư vấn nghề nghiệp: Tư vấn chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai
Tư vấn nghề nghiệp: Chọn ngành, chọn nghề theo xu hướng xã hội

Chọn đúng ngành thiếu nhân lực, ngành có triển vọng trong 5 năm tới sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng cạnh tranh lao động cao. Ngoài ra còn giảm bớt nguy cơ thất nghiệp, gia tăng thêm cơ hội có thu nhập tốt, sớm ổn định tương lai. Quan tâm xu thế tuyển dụng của xã hội giúp bạn có sự chủ động, chuẩn bị toàn diện hơn trong hành trình chọn đúng nghề và theo đuổi dài lâu nghề nghiệp mình chọn lựa.

Đọc thêm: Top 6 ngành nghề có triển vọng trong tương lai 5 - 10 năm tới

Cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *