Thiết kế đồ họa thi khối nào sẽ giúp các bạn học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn trước mỗi đợt xét tuyển đại học, cao đẳng. Trước kia, ngành thiết kế đồ họa chỉ xét tuyển tổ hợp các môn thi có chứa năng khiếu. Tuy nhiên điều kiện xét tuyển đó đã được mở rộng hơn rất nhiều; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đăng ký xét tuyển.
Thiết kế đồ họa thi môn nào đã có sự thay đổi nhiều so với những năm trước. Điển hình nhất là tạo điều kiện xét tuyển cho những đối tượng không thi năng khiếu. Tổ hợp môn thi dành cho lĩnh vực thiết kế đồ họa hết sức đa dạng và phong phú, tùy theo quy chế tuyển sinh của mỗi trường đại học, cao đẳng. Học sinh có thể đăng ký xét tuyển vào trường theo các khối A, khối D, khối H, khối V; trong đó chủ yếu các trường vẫn lựa chọn tổ hợp môn thi khối H và V (do có chứa môn năng khiếu vẽ).
Nội dung bài viết
Thiết kế đồ họa thi khối nào? Khối H và khối V luôn là ưu tiên số 1
Từ trước tới nay, các trường đại học cao đẳng có ngành thiết kế đồ họa vẫn ưu tiên xét tuyển khối H và khối V, do tổ hợp môn thi của 2 khối này có chứa năng khiếu (cụ thể là môn vẽ). Xuất phát từ quan điểm: Thiết kế đồ họa là lĩnh vực sáng tạo, ứng dụng nghệ thuật trên nền tảng khoa học kỹ thuật. Do đó, kiểu gì đi nữa thì những người theo học đồ họa cũng phải biết vẽ.
Tuy nhiên, dưới sự phát triển của xã hội hiện đại, cũng như bùng nổ công nghệ thông tin; thì quan điểm trên đã thay đổi khá nhiều. Học sinh không cần dự thi năng khiếu, mà có thể sử dụng điểm của tổ hợp các môn thi khác để xét tuyển ngành thiết kế đồ họa.
Thiết kế đồ họa thi khối nào - Khối H được ưu tiên xét tuyển nhiều nhất
Khối H gồm các tổ hợp môn thi sau:
Khối H00 gồm 3 môn thi: Ngữ văn + Năng khiếu nghệ thuật 1 + Năng khiếu nghệ thuật 2
Khối H01 gồm 3 môn thi: Toán + Ngữ văn + Vẽ
Khối H02 gồm 3 môn thi: Toán + Vẽ hình họa mỹ thuật + Vẽ trang trí màu
Khối H03 gồm 3 môn thi: Toán + Khoa học tự nhiên + Vẽ năng khiếu
Khối H04 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Anh + Vẽ năng khiếu
Khối H05 gồm 3 môn thi: Ngữ văn + Khoa học xã hội + Vẽ năng khiếu
Khối H06 gồm 3 môn thi: Ngữ văn + Tiếng Anh + Vẽ mỹ thuật
Khối H07 gồm 3 môn thi: Toán + Hình họa + Trang trí
Khối H08 gồm 3 môn thi: Ngữ văn + Lịch sử + Vẽ mỹ thuật
Có liên quan: Ngành thiết kế đồ họa là gì? Học thiết kế đồ họa là học những gì?
Ngành thiết kế đồ họa thi khối V
Khối V gồm các tổ hợp môn thi sau:
Khối V00 gồm 3 môn thi: Toán + Vật lý + Vẽ hình họa mỹ thuật
Khối V01 gồm 3 môn thi: Toán + Ngữ văn + Vẽ hình họa mỹ thuật
Khối V02 gồm 3 môn thi: Vẽ mỹ thuật + Toán + Tiếng Anh
Khối V03 gồm 3 môn thi: Vẽ mỹ thuật + Toán + Hóa học
Khối V04 gồm 3 môn thi: Ngữ văn + Vật lý + Vẽ mỹ thuật
Khối V05 gồm 3 môn thi: Ngữ văn + Vật lý + Vẽ mỹ thuật
Khối V06 gồm 3 môn thi: Toán + Địa lý + Vẽ mỹ thuật
Khối V07 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Đức + Vẽ mỹ thuật
Khối V08 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Nga + Vẽ mỹ thuật
Khối V09 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Nhật + Vẽ mỹ thuật
Khối V10 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Pháp + Vẽ mỹ thuật
Khối V11 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Trung + Vẽ mỹ thuật
Ngành thiết kế đồ họa có thể thi khối khác - không có môn năng khiếu được không?
Nếu học sinh thực sự đam mê lĩnh vực đồ họa, nhưng lại không vẽ đẹp; thì vẫn có thể đăng ký xét tuyển ngành nghề này. Bởi lẽ, các trường đại học cao đẳng đã mở rộng điều kiện xét tuyển so với trước kia. Học sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành thiết kế đồ họa bằng điểm của khối A hoặc khối D. Trong đó, ưu tiên tổ hợp các môn thi sau:
Khối A00 gồm 3 môn thi: Toán + Vật lý + Hóa học
Khối A17 gồm 3 môn thi: Toán + Vật lý + Khoa học xã hội
Khối A18 gồm 3 môn thi: Toán + Hóa học + Khoa học xã hội
Khối D10 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Anh + Địa lý
Khối D15 gồm 3 môn thi: Ngữ văn + Tiếng Anh + Địa lý
Khối D96 gồm 3 môn thi: Toán + Tiếng Anh + Khoa học xã hội
Có một số trường đại học, cao đẳng hiện nay có chuyên môn đồ họa xét tuyển bằng hình thức kết quả học tập của Trung học phổ thông (gọi tắt là xét học bạ), dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Trên thực tế, những người làm việc trong lĩnh vực đồ họa không nhất thiết phải vẽ đẹp; bởi lễ tất cả thao tác thiết kế được thực hiện trên nền tảng máy tính, tức là sử dụng các phần mềm hiện đại kết hợp với ý tưởng nghệ thuật để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, suy cho đến cùng thì người làm đồ họa chỉ cần có sự sáng tạo, kiến thức mỹ thuật cơ bản, cùng với kỹ năng xử lý công nghệ hiện đại là có thể theo đuổi ngành nghề này. Người học thiết kế đồ họa không cần vẽ đẹp như họa sỹ chuyên nghiệp.
Có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành đồ họa, nhưng không phải ở đâu cũng phù hợp với năng lực của người học; đặc biệt là có tạo ra môi trường học tập đích thực cho mọi người hay không.
Trước khi theo đuổi chuyên ngành đồ họa, người học cần xác định rõ ràng 3 yếu tố: Một là thiết kế đồ họa thi khối nào; Hai là thiết kế đồ họa học những gì?; Ba là Lựa chọn cơ sở đào tạo nào? Có như vậy, quá trình học tập của mỗi người mới trở nên thực sự ý nghĩa, có hiệu quả lâu dài và tạo ra nghề nghiệp “phù hợp” với bản thân.
Xem thêm: