Thầy Hoàng Nam Tiến: “Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”

16:56 16/05/2024

Trường học tử tế, trải nghiệm vượt trội, hệ thống rộng khắp, học phí hợp lý, thầy trò hạnh phúc - Chính là những giá trị cốt lõi mà thầy Hoàng Nam Tiến (Phó chủ tịch hội đồng trường Đại học FPT) chia sẻ về chủ đề “Kiến tạo trường học Hạnh phúc” của Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đến với gần 200 khách mời là lãnh đạo các phòng GD&ĐT, các trường THCS tại tỉnh Bình Phước.  

Mở đầu buổi chia sẻ Thầy Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh “Ngày hôm nay chúng tôi không chỉ dạy các con thành người mà dạy các con trở thành công dân toàn cầu. Dù học ở bất cứ ngôi trường nào, các con cũng sẽ có những thành tựu riêng nếu các con biết tự học, bởi mỗi người đều có quyền rất lớn là quyền tự học, tự phát triển, tự thay đổi để trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình trong tương lai”.

Người thầy hôm nay phải dạy gì, hướng nghiệp như thế nào, thay đổi trong tương lai ra sao cũng là một nỗi trăn trở của các thầy cô. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục, thầy Hoàng Nam Tiến khẳng định thời đại ngày nay, giáo viên cần phải có sự kết nối, trao quyền để thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. 

Nhìn nhận về giáo dục, thầy Tiến cho rằng, thay vì tạo ra 1 triệu đứa trẻ giống nhau thì chúng ta hãy tôn trọng vì mỗi một đứa trẻ sẽ có thế giới riêng biệt. Theo thầy, những người làm sư phạm đều biết rất nhiều học trò có khả năng cảm thụ màu sắc, nghệ thuật, âm nhạc rất tốt… và chúng ta không phải chỉ cần văn giỏi toán giỏi mà mỗi điểm xuất sắc như hội hoạ, thiết kế, điêu khắc, âm nhạc, thể thao đều là những yếu tố giúp các con thành công và thành đạt trong xã hội. 

Thầy Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT  trong buổi gặp gỡ với gần 200 khách mời là lãnh đạo các phòng GD&ĐT, các trường THCS tại tỉnh Bình Phước

Người giáo viên xuất sắc dạy cách tư duy mới

“Dễ nhưng cũng vô cùng khó. Để làm được điều đó, trước tiên hãy trở thành người kết nối giúp học trò nhìn ngắm thế giới”, thầy Tiến nói. Đây là góc nhìn khác về cách tiếp cận giáo dục. Mỗi một người thầy, người cô sẽ trở thành những người “huấn luyện viên” cùng các con phát triển từng ngày.

Theo thầy Tiến, các thầy cô hãy nên đặt học trò làm trung tâm. Nếu chương trình truyền thống xưa nay chỉ theo hướng 1 chiều là thầy cô giảng bài, học sinh ghi chép và cố gắng học thuộc lại thì ngày nay nhà giáo phải chuyển sang 5 chiều bao gồm Sinh viên - Nhà trường - Xã hội - Gia đình - AI, nghĩa là chuyển từ “Teaching” dạy dỗ và đào tạo sang “Coaching và Mentoring” trở thành những người huấn luyện và đồng hành. 

Thầy Hoàng Nam Tiến chia sẻ nhiều nội dung xoay quanh chủ đề “Kiến tạo trường học hạnh phúc” 

Tiếp nối chương trình, thầy Tiến cho biết trước đây "The Teacher" là người luôn áp dụng những phương thức kỷ luật gay gắt, học sinh phải gồng mình chạy theo các loại bằng cấp để sau này tìm một công việc tốt thì “The Connector - Người kết nối” không chỉ là người giảng dạy mà còn là cầu nối trong trường học, kết nối với gia đình, xã hội, kết nối cả thế giới… phải làm sao đổi mới chính mình, trở thành tấm gương cho học trò. Khi cởi bỏ áp lực cho giáo viên và học sinh thì đó chính là trường học hạnh phúc. 

Và khi thế giới thay đổi các thầy cô cần phải làm nhiều hơn thế. Chúng ta phải làm gương để thế hệ trẻ thực sự có năng lực cạnh tranh và trở thành công dân toàn cầu. Nếu thầy cô tiếp tục đánh giá học trò của mình bằng văn giỏi, toán giỏi thì đó là điều rất đáng tiếc trong suốt 12 năm học của các con, thầy Tiến bày tỏ. 

Thầy Tiến kỳ vọng những người “The Connector” - thầy cô phải là người kết nối cho học trò trong tương lai, phải làm sao những người thầy hôm nay không chỉ thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo mà phải làm sao luôn luôn đổi mới chính mình. Ngày hôm nay mỗi một người thầy người cô phải có tư duy toàn cầu, xem mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt. Và ngày hôm nay người thầy, người cô ấy đừng trở thành những người “lỗi lạc” - lỗi thời và lạc hậu mà hãy trở thành những người bắt kịp xu thế, là tấm gương về học tập, về phát triển về thay đổi bản thân của chính mình và cho cả học trò. 

Muốn như vậy, yêu cầu lớn nhất trong tương lai gần là các thầy cô cần trang bị các kiến thức và kỹ năng về Big data, chatGPT, AI… Đây là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục khi sự bùng nổ của công nghệ đã tạo ra rất nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc quản lý và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. 

Nghĩ khác, làm khác… để làm tốt

Tiếp tục phần chia sẻ của mình, thầy Hoàng Nam Tiến đánh giá thế hệ Gen Z là một thế hệ khác biệt. Lý giải cho sự khác biệt này đến từ 5 yếu tố là độc lập - linh hoạt - thích thể hiện - trending - mất kết nối. Dễ nhận thấy các bạn trẻ ngày nay đều có chính kiến riêng, tư duy tự chủ, không thích áp đặt, không chịu bó buộc, thích sáng tạo và thích được làm những cái mới. Có thể nói các bạn là thế hệ yêu công nghệ, luôn đón đầu xu hướng nhưng đồng thời các bạn lại là những người thiếu hụt sự kết nối với các giá trị thuộc về quá khứ. 

Ngẫm lại, các bạn gen Z, gen Alpha hay dùng từ “chill” trong mọi hoàn cảnh, tuy nhiên thầy Tiến cảm thấy từ “chill” đang bị lạm dụng khi người trẻ đang “chill” không mục đích, không động lực và “chill” không định hướng với cách học truyền thống. Chính vì thế, thầy cô cần nỗ lực để thấu hiểu sự khác biệt của học sinh - sinh viên. Thay vì lấy điểm số và thành tích học tập cao làm mục tiêu chính, trường học ngày nay cần hướng đến sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh. Mỗi em đều sở hữu những năng lực và năng khiếu riêng, việc giáo dục cần tập trung vào việc khơi dậy và bồi dưỡng những tiềm năng đó, thay vì áp đặt một khuôn mẫu học tập chung cho tất cả.

Các đại biểu trao đổi và được thầy Hoàng Nam Tiến giải đáp trực tiếp

Việc chạy theo thành tích một cách mù quáng chỉ tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên. Học sinh sẽ phải cố gắng hết sức để đạt điểm cao, dù bản thân có thể không phù hợp, dẫn đến tình trạng học tập thiếu hiệu quả và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Giáo viên cũng phải chịu trách nhiệm về thành tích của học sinh, dẫn đến việc áp dụng phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. 

Nói về sứ mệnh của FPT, hạnh phúc trong giáo dục là điều mà học sinh và thầy cô giáo luôn hướng đến. Để "kiến tạo hạnh phúc" trong trường học, mỗi nhà giáo dục cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân, không ngừng học hỏi, rèn luyện và đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, cần tạo dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở, nơi học sinh được tôn trọng, khích lệ, phát huy tối đa tiềm năng và năng khiếu của chính mình.  

Cũng theo thầy Tiến, sắp tới nhà tuyển dụng sẽ không hỏi ứng viên có biết dùng, word, dùng powerpoint hay không, mà họ sẽ hỏi có sử dụng được trí tuệ nhân tạo, biết thuyết trình, biết các kỹ năng mềm hay không. Thế nên các bạn gen Z phải sử dụng được Big data, AI, tự tin trước đám đông… là chuyện đương nhiên trong tương lai gần, nhưng phần lớn những kỹ năng này chưa được dạy cho các bạn học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường.

Mỗi ngày đến trường là một niềm hạnh phúc

“Thế hệ công dân toàn cầu cần phải trang bị kiến thức về văn hoá Việt Nam, để khi mỗi học trò bước ra thế giới, dù có đi đâu, làm gì vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống ở trong tim. Bên cạnh đó, với thế hệ trẻ gen Z thì tư duy độc lập và năng lực phản biện mới là điều quan trọng và cần được bồi dưỡng nhất”, thầy Hoàng Nam Tiến chia sẻ.

Nói rõ hơn phần này, thầy giải thích: “Ở mỗi đứa trẻ cả tâm lực - trí lực - thể lực đều quan trọng như nhau, nhưng rất tiếc 12 năm chúng ta đánh giá học trò bằng toán và văn. Tôi có lòng tin rằng, trí tuệ của các con phải làm sao ở trong 1 tâm hồn đẹp đẽ và trong cơ thể khỏe mạnh”.

Khi bước chân vào Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic các bạn sinh viên sẽ được học võ Vovinam để trở thành những người chín chắn, trầm tính và bình tĩnh hơn xưa. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trải nghiệm hình thức học 30% lý thuyết - 70% thực hành với những phương pháp học tập độc đáo và sáng tạo như xây dựng mô hình miêu tả tác phẩm văn học, sân khấu hóa các tác phẩm văn học... Từ đó, cả tâm lực - trí lực - thể lực đều hiện hữu trong sự phát triển của tuổi trẻ. 

Các đại biểu trao đổi và được thầy Hoàng Nam Tiến giải đáp trực tiếp

Sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic được đào tạo các kỹ năng mềm để phát triển bản thân

Lý giải sâu hơn về “Trường học hạnh phúc” tại FPT, thầy Tiến cho biết: “Chúng tôi không chỉ dạy các con thành người mà sẽ đào tạo các con trở thành những công dân toàn cầu. Ngày hôm nay dù các con ở bất cứ ngôi trường nào các con sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng để làm việc được”. 

Bằng sức lao động bằng kỹ năng của mình, các bạn sinh viên nhà FPT đang làm việc tại nước ngoài, các trung tâm, doanh nghiệp, dự án… chính các bạn đã tạo ra những sản phẩm rất tuyệt vời. Họ đã mang về cho đất nước ngoại tệ, nuôi sống được bản thân, nuôi sống được gia đình. Nhắc đến thế hệ trẻ hôm nay là phải nhắc đến trí tuệ chất xám và tuổi trẻ rực rỡ của mình. 

Kết lời, thầy Tiến kể lại câu chuyện gặp lại sinh viên FPT trong chuyến nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, Đà Nẵng. “Tôi vô cùng hãnh diện khi thấy sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic làm việc tại khách sạn 5 sao thậm chí 6 sao. Và tôi nghĩ rằng các con có thể sẵn sàng bay đi khắp mọi khung trời trên thế giới này, vì các con được chuẩn bị sẵn những kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu”, thầy Tiến tự hào nói. 

Với sứ mệnh “Kiến tạo trường học hạnh phúc”, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic luôn nỗ lực tạo dựng môi trường giáo dục đặc biệt, nơi mỗi sinh viên đều được phát triển toàn diện và tỏa sáng với tiềm năng và năng khiếu của bản thân. Hội thảo "Kiến tạo trường học hạnh phúc" là một minh chứng cho cam kết đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chắp cánh tương lai.

Là mô hình đào tạo trực thuộc Tổ chức giáo dục của Tập đoàn FPT, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic là chương trình đào tạo hàng đầu dành cho học sinh sau tốt nghiệp THCS. Với lộ trình đào tạo 3 năm, sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic có thể ra trường với tấm bằng Cao đẳng chính quy ở tuổi 18. 
Đặc biệt, TOP 40% sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic có cơ hội xét tuyển thẳng vào Trường đại học FPT ngay khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng. 

Ngoài ra, sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic cũng có thêm có thêm lựa chọn về việc tham gia kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông để lấy điểm tham gia xét tuyển sinh đại học ngay khi có bằng tốt nghiệp trung cấp theo quyết định mới nhất số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt "Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025".

Trong năm 2024, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic triển khai 2 loại học bổng là Học bổng đào tạo nhân lực tại địa phương và Học bổng tài năng “Dream High”. Đối với Học bổng đào tạo nhân lực cho địa phương, tân sinh viên nhập học tại 9 tỉnh: Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Tây Ninh, Bình Phước trong năm 2024 sẽ được giảm 50% học phí năm đầu tiên (3 học kỳ đầu). Đối với Học bổng tài năng, các thí sinh làm thủ tục nhập học mới tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic (Giai đoạn Trung cấp) từ 4/1/2024 đến hết ngày 15/8/2024 sẽ có cơ hội nhận Học bổng tài năng theo mức % trị giá như sau: 20%, 30%, 50%, 70% trên tổng học phí toàn khóa học.

Với mạng lưới rộng khắp và quan hệ với hơn 500 doanh nghiệp, tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm lên tới 97,7%, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đã và đang trở thành một lựa chọn đáng tin cậy cho học sinh và quý phụ huynh trên hành trình học tập. Hiện tại, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đã có mặt tại hơn 20 tỉnh thành trên cả nước. Nơi đây sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng thích ứng và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Đăng ký tư vấn để trở thành sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic ngay tại đây https://bit.ly/DangKyPTCDFPT2024

TUẤN NHI

Cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *