List review ngành quản trị khách sạn đầy đủ, chi tiết chính là thứ vô cùng cần thiết dành cho các bạn trẻ đang quan tâm tìm hiểu về ngành nghề này. Đọc review, tìm hiểu kĩ lưỡng về ngành Quản trị khách sạn trước khi “dấn thân” vào ngành là điều bạn trẻ nào cũng phải nhớ, bởi có “biết mình biết ta”, thì “trăm trận mới trăm thắng”. Nếu bạn đang muốn theo đuổi ngành Quản trị khách sạn thì bài viết này dành cho bạn đó!
Nội dung bài viết
Những lưu ý quan trọng khi muốn học ngành Quản trị khách sạn
Làm việc đa-zi-năng, có hiểu biết đa ngành nghề
Với đặc thù công việc là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động cũng như làm hài lòng các vị “thượng đế” tới lưu trú, người quản lý phải năng động, có hiểu biết đa ngành nghề và có lối ứng xử khéo léo. Người quản lý phụ trách từ việc lập báo cáo kết quả tài chính, cân bằng tỉ lệ phòng trống, phòng khách và điều phối nhân viên…
Từ đặc thù công việc của ngành quản trị khách sạn, quản lý cần có chuyên môn và kỹ năng khác nhau về nhiều ngành nghề, từ nghiệp vụ khách sạn, tới quản lý tài chính, điều phối vận hành, quản trị nhân sự. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được đào tạo về các kiến thức kĩ năng chuyên ngành như quy trình phục vụ, quản trị lễ tân, quản trị buồng phòng, tổ chức sự kiện… cho tới những môn liên quan đến nghiệp vụ lữ hành, văn hóa Việt Nam, PR - truyền thông...
Trải nghiệm những công việc thấp nhất để hiểu nghề
Dù ngành nghề này đào tạo những ứng viên để làm vị trí quản lý khách sạn, nhưng không phải tốt nghiệp và có bằng cấp tốt là sinh viên sẽ được lên làm quản lý. Một người quản lý sẽ không thể quản lý nhân sự hoặc công việc hiệu quả nếu không hiểu rõ về công việc đó, bởi vậy người quản lý cũng cần học từ những bước đầu tiên. Hầu hết, sinh viên ra trường đều có xuất phát điểm từ các vị trí như nhân viên phục vụ, nhân viên buồng phòng, lễ tân…
Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp coi trọng thái độ của nhân viên hơn là bằng cấp, đặc biệt là trong ngành Quản trị khách sạn. Bằng cử nhân đại học sẽ chỉ giúp bạn một phần trong việc nhanh tích lũy, nắm được quy tắc và sớm thăng tiến trong công việc nếu biết nỗ lực, chứ không thể giúp bạn “một bước lên mây”. Để được làm quản lý, sinh viên tốt nghiệp cần va vấp và trải nghiệm thực tế qua nhiều môi trường để có kinh nghiệm nghề vững vàng.
Nghiệp vụ và ngoại ngữ – 2 yêu cầu bắt buộc để vươn xa trong nghề
Để có thể phát triển và vươn xa trong ngành quản trị khách sạn, kỹ năng quản lý xuất sắc vẫn chưa đủ. Bên cạnh kỹ năng quản lý, người lao động cần lưu ý trau dồi các kiến thức chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ như nghiệp vụ lễ tân, buồn phòng, quản lý ăn uống, lưu trú, giám sát chất lượng…
Nếu kỹ năng nghiệp vụ là nền tảng cơ bản thì ngoại ngữ là yếu tố giúp bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp. Người quản lý thành thạo ngoại ngữ là ưu thế lớn, giúp đơn vị đó mở rộng thị trường hoặc kéo thêm khách ngoại quốc sử dụng dịch vụ. Hơn hết, việc có kỹ năng ngoại ngữ thành thạo giúp người quản lý có thế ứng tuyển vào những khách sạn cao cấp, quốc tế và tự mở rộng con đường sự nghiệp tương lai của mình.
Có liên quan: Quản trị khách sạn là gì? Học quản trị khách sạn để làm gì?
Review ngành Quản trị Khách sạn – Cơ hội việc làm và phẩm chất cần thiết
Để trở thành người quản lý khách sạn tốt, bạn cần có một số phẩm chất như:
Năng khiếu tổ chức, sắp xếp công việc
Khi quản lý sự vận hành của bộ máy nhân viên khổng lồ trong khách sạn là công việc chính thì năng khiếu tổ chức, sắp xếp công việc là điều không thể thiếu. Cụ thể, bạn phải biết cách quản lý thời gian để phân công công việc cho từng bộ phận một cách hiệu quả nhất, tránh chậm trễ và phiền lòng khách hàng.
Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo
Cẩn thận, chu đáo là một trong những phẩm chất quan trọng cần đạt được ở người quản lý. Người quản lý cẩn thận, chu đáo sẽ chiều lòng được nhu cầu của cả những khách hàng khó tính nhất. Sự tỉ mỉ trong cách làm việc, giao tiếp của người quản lý sẽ ghi điểm, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng.
Kiên nhẫn, bình tĩnh
“Khách hàng là thượng đế” - đây là tôn chỉ tối quan trọng với ngành Quản trị khách sạn. Tuy nhiên có những “thượng đế” oái oăm khiến cho người quản lý vô cùng bối rối. Điều mà người quản lý luôn phải nhớ, đó là trong mọi trường hợp cần giữ được sự bình tĩnh cho bản thân. Có bình tĩnh thì mới đưa ra được quyết định sáng suốt. Có bình tĩnh mới kiên nhẫn xử lý các tình huống bất ngờ và có thể sử dụng khéo léo các kĩ năng mềm của bản thân để thuyết phục khách hàng, xử lý tình huống.
Đọc thêm: Quản trị khách sạn học khối nào? Quản trị khách sạn thi khối nào hợp lý?
Ngành Quản trị khách sạn thi khối gì?
A00: Toán, Lý, Hóa
A01: Toán, Lý, Anh
C00: Văn, Sử, Địa
D01: Toán, Văn, Anh
Học Quản trị khách sạn ở đâu tốt?
Chương trình đào tạo Quản trị khách sạn của Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic được xây dựng trên cơ sở đón đầu xu hướng chuẩn hóa đội ngũ nhân viên trong ngành khách sạn Việt Nam.
Chương trình đào tạo nghề Quản trị khách sạn của FPT Polytechnic được tư vấn bởi hội đồng các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn và được thẩm định bởi các công ty du lịch, khách sạn, resort, nhà hàng nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Với tiêu chí năng động, sử dụng cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, phương pháp giảng dạy tiên tiến gắn liền với thực tiễn đem đến cho sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn nền tảng vững chắc, giàu sự tự tin có khả năng làm việc và thích nghi kể cả trong môi trường làm việc quốc tế.
Với list review ngành quản trị khách sạn đầy đủ, chi tiết trên, hẳn các bạn đã có nhiều cái nhìn sáng tỏ hơn về ngành nghề này. Bạn có bao nhiêu phần trăm phù hợp với nghề thông qua những review trên? Nếu trên 80% thì bạn đừng ngại ngần nữa! Hãy “dấn thân” vào ngành nghề năng động, hấp dẫn và có nhiều cơ hội rộng mở này ngay thôi!
Đọc thêm: Top các đơn vị đào tạo ngành Quản trị khách sạn chất lượng hiện nay