Xóa bỏ quan niệm lỗi thời: “Học dở mới học Trung cấp, Cao đẳng. Học giỏi phải vào Đại học”

14:32 17/03/2022

Nhiều phụ huynh quan niệm rằng "Học dở mới học Trung cấp, Cao đẳng. Học giỏi phải vào Đại học". Ngày nay thi đỗ Đại học không còn là con đường duy nhất của học sinh, thay vào đó nhiều học sinh lựa chọn vào các trường nghề, Trung cấp hay Cao đẳng. Thực tế sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp ngay khi mới ra trường hơn cử nhân Đại học. 

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) TP. HCM, đó là quan niệm hết sức sai lầm, tạo nên tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" nặng nề trên thị trường lao động hiện nay. Hiện nay con đường đào tạo kỹ năng nghề với thời lượng thực hành cao, sinh viên ra trường giỏi tay nghề, dễ nắm bắt công việc nên rất được doanh nghiệp ưa chuộng. 

Một bộ phận người vẫn đang lầm tưởng về khái niệm học nghề. Theo quan niệm cũ, học nghề là học việc lao động chân tay. Nhưng với thời đại giáo dục 4.0, học nghề là học chuyên sâu, thuần thục và thành thạo trong một công việc chuyên môn nào đấy. Học nghề giúp học sinh đảm bảo được kiến thức cơ bản, nắm vững các kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp thông qua việc thực hành, áp dụng vận hành vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc được giáo dục, tìm kiếm ngành nghề phù hợp với sở thích, đam mê, điểm mạnh của người lao động sẽ tạo hiệu quả mạnh mẽ trong việc tiếp thu kiến thức, phát huy tính sáng tạo, hạn chế bớt tình trạng làm việc trái ngành. Hiện nay tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đang triển khai đào tạo 4 chuyên ngành chính là CNTT, Marketing, Thiết kế đồ họa và Quản trị khách sạn - đây đều là những ngành được chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. 

Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đang triển khai đào tạo 4 chuyên ngành chính là CNTT, Marketing, Thiết kế đồ họa và Quản trị khách sạn

Ngoài ra, thị trường lao động hiện nay quan tâm đến kỹ năng, hiệu quả làm việc của người lao động hơn là bằng cấp. Ai làm được việc thì sẽ được lựa chọn chứ không phải là bằng cấp cao hơn thì dễ tìm việc hơn. Theo thống kê khảo sát việc làm năm 2021 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) cho thấy rất rõ điều này.

Falmi khảo sát khoảng 121.000 người tìm việc thì có 57.000 người trình độ Đại học nhưng doanh nghiệp (DN) chỉ cần gần 39.000 người. Ở nhóm trình độ Cao đẳng có gần 23.000 người đi tìm việc nhưng DN cần hơn 37.000 người. Nhóm trình độ Trung cấp chỉ có gần 15.000 người đi tìm việc nhưng DN cần gần 50.000 người.

Nhiều phụ huynh và học sinh cũng băn khoăn về chất lượng giảng viên, nhưng bạn có thể yên tâm vì để được đứng dạy ở Cao đẳng, giảng viên cũng phải có ít nhất là học vị Cao học. Một số giảng viên có học vị cao nhưng họ không muốn đi dạy ở Đại học mà lại dạy ở Cao đẳng, vì họ muốn tập trung vào việc giảng dạy nhiều hơn là làm nghiên cứu. Hoặc cũng có một số giảng viên vừa dạy ở Đại học, vừa dạy ở Cao đẳng.

Giảng viên Khuất Hải Yến trực tiếp hướng dẫn sinh viên hoàn thành sản phẩm môn khắc gỗ 

Tại FPT Polytechnic đào tạo theo mô hình 70% thực hành 30% lý thuyết. Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng “thực chiến” giống như khi làm việc tại doanh nghiệp. Đặc biệt mô hình nhà trường kết hợp doanh nghiệp để đưa sinh viên đến thực tập, học nghề trực tiếp tại cơ sở kinh doanh được phát triển rất mạnh. Với những cơ sở thực tập có nhu cầu tuyển nhân sự, mô hình liên kết nhà trường và doanh nghiệp càng thể hiện ưu thế vì sinh viên học nghề đúng vị trí mình mong muốn làm việc khi ra trường, được nhận làm đúng vị trí đã học. Tất cả được chứng minh với con số 97,7% sinh viên có việc làm trong 1 năm đầu tiên tốt nghiệp. 

NHƯ QUỲNH

Cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *