Nếu như bạn đang băn khoăn, lo lắng không biết nên chọn ngành kinh tế hay không? Cơ hội việc làm ngành kinh tế như thế nào? Học kinh tế ra trường làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về ngành kinh tế và giúp bạn có thể lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp với bản thân nhất.
Nội dung bài viết
Cơ hội việc làm và giải đáp học kinh tế ra trường làm gì
Cơ hội việc làm ngành kinh tế nước ta hiện nay
Tình hình kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển do đó nhu cầu về nguồn nhân lực ngành kinh tế ngày càng lớn. Đỉnh điểm là sau đợt dịch Covid, nền kinh tế Việt Nam đứng trước bước ngoặt lớn để trở thành quốc gia phát triển.
Nền kinh tế nước ta đang được đánh giá có mức tăng trưởng đứng đầu trong khu vực và cả thế giới. Nắm bắt được cơ hội đó, ngành kinh tế hiện nay đang được chú trọng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay đầu tư vào Việt Nam, mở ra cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ.
Theo trung tâm dự báo nguồn nhân lực Hà Nội cho thấy từ năm 2020 - 2025, các doanh nghiệp cần khoảng 300.000 - 350.000 chỗ làm việc mỗi năm, trong đó có 135.000 - 140.000 chỗ làm mới. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành kinh tế nước ta hiện nay.
Vì vậy nên nếu bạn đang đứng trước lựa chọn ngành nghề, thì ngành kinh tế sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn vào thời điểm hiện tại mà bạn có thể tham khảo.
Tham khảo thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai 2025 – 2030 là gì?
Học ngành kinh tế ra trường làm gì:
Chắc chắn rằng nhiều bạn trẻ thắc mắc, cụ thể ngành kinh tế làm những công việc gì. Ngành kinh tế là một ngành khá rộng, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có thể làm ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực đa dạng các vị trí như:
- Nhân viên nghiên cứu và phát triển thị trường
- Nhân viên bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Nhân viên quảng cáo, tổ chức sự kiện và quan hệ công chúng (PR)
- Chuyên viên tổng hợp, phân tích dữ liệu online
- Nhân viên bảo hiểm
- Nhân viên kế toán, kiểm toán
- Nhà đầu tư
- Nhân viên hoạch định chiến lược
Nhìn chung, so với những ngành khác, ngành kinh tế có rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương khá ổn định. Với sinh viên mới ra trường, mức thu nhập dao động từ 8-10 triệu đồng/ tháng tùy vào năng lực và tăng dần theo kinh nghiệm. Thu nhập có thể lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng nếu ở vị trí trưởng phòng/ giám đốc.
Tham khảo thêm: Các trường có ngành kinh tế. Danh sách các trường đào tạo ngành kinh tế
Những công việc ngành kinh phổ biến hiện nay
Nhân viên nghiên cứu, phát triển thị trường
Nhân viên nghiên cứu thị trường là người trực tiếp thu thập thông tin của khách hàng , tình hình thị trường hiện tại, từ đó cung cấp thông tin giúp công ty đưa ra chiến lược marketing có hiệu quả.
Cụ thể hơn, họ sẽ phải thu thập chính xác thông tin của khách hàng bằng nhiều hình thức để đưa ra kết luận về thị trường; tiến hành thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh; nghiên cứu các phương thức tiếp thị, phân phối một cách chính xác.
Nhân viên quảng cáo, tổ chức sự kiện
Nhân viên quảng cáo, tổ chức sự kiện sẽ đảm nhận những công việc lên kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm/ sự kiện/ cá nhân nhằm thu hút sự chú ý từ công chúng. Ngoài ra họ sẽ thưc hiện nghiên cứu, đánh giá tình hình; lên kế hoạch xác định nhóm khách hàng cần hướng tới; xác định truyền thông ở những phương tiện nào và đưa ra ngân sách.
Đây sẽ là công việc phù hợp cho những ai cẩn thận, ưa thích các hoạt động sự kiện, thích sáng tạo, có nhiều ý tưởng độc đáo; công việc này chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng và có thêm nhiều mối quan hệ trong cuộc sống.
Chuyên viên tổng hợp, phân tích dữ liệu online
Chuyên viên phân tích dữ liệu là người thực hiện phân tích những thông tin, dữ liệu từ biểu đồ, đồ thị và báo cáo từ đó tổng hợp lại và xác định xu hướng trong tương lai. Họ sẽ thường xuyên báo các cho quản lý và tương tác với khách hàng để thông báo về những thay đổi của thị trường.
Người làm việc này cũng cần những yếu tố về mặt chuyên môn cao, cần có kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu và là những người có sự nhạy bén, tính cẩn thận, sự kiên trì, ham học hỏi trong công việc.
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Nhiệm vụ của họ là giải đáp thắc mắc về sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, họ còn phải thu thập, ghi chép thông tin khách hàng cung cấp cho bộ phận xử lí, đánh giá chất lượng; tiếp nhận đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty.
Yêu cầu đối với công việc này cần thành thạo tin học văn phòng, có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt, ngoài ra biết thêm ngôn ngữ là một lợi thế, là người nhanh nhẹn, dễ gây thiện cảm cho người khác.
Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể đưa ra được quyết định cho bản thân rằng có nên theo ngành kinh tế không và giải đáp được câu hỏi học kinh tế ra trường làm gì. Lựa chọn ngành nghề đóng vai trò quan trọng bởi vì nó quyết định đến tương lai của bạn sau này.
Ngoài ngành kinh tế còn có những ngành khác bạn có thể tham khảo tại đây!
Đọc thêm: Lợi ích kép khi theo đuổi mô hình học tại PTCĐ – FPT Polytechnic