Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào, đào tạo ra sao, cơ hội việc làm như thế nào là những vấn đề cơ bản mà sinh viên dự định lựa chọn theo học ngành Kinh tế cần phải nắm rõ. Hiểu biết kĩ lưỡng về ngành nghề theo đuổi cùng cơ hội việc làm của chuyên ngành đào tạo sẽ giúp sinh viên định hướng được mục tiêu học tập, công việc từ sớm, từ đó sẽ phát triển sự nghiệp đúng hướng, đúng lộ trình. Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy tham khảo kiến thức bổ ích tại bài viết sau đây!
Nội dung bài viết
Kinh tế là gì?
Dưới góc độ tổng quát, kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội - liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Còn với góc độ chuyên ngành, nói một cách dễ hiểu, kinh tế là chuyên ngành cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, thị trường nhằm giúp sinh viên có hiểu biết kĩ lưỡng về ngành nghề và đáp ứng được các yêu cầu từ nhà tuyển dụng, doanh nghiệp trong và ngoài nước
Tầm quan trọng của ngành kinh tế
Một quốc gia đói nghèo hay một quốc gia phát triển phụ thuộc vào việc quốc gia đó có nền kinh tế ra sao. Và tất nhiên, nếu quốc gia có nền tảng kinh tế mạnh thì tất cả các lĩnh vực liên quan khác cũng sẽ phát triển theo. Từ đó, đời sống, chất lượng sống cư dân quốc gia đó cũng được nâng cao, đảm bảo.
Lĩnh vực kinh tế liên quan mật thiết với các lĩnh vực quan trọng khác của xã hội như chính trị, quốc phòng, văn hóa, quân sự của một quốc gia. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển là sự quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều về quá trình vận hành của nền kinh tế đó, trong đó bao gồm hầu hết các ngành nghề liên quan đến các khía cạnh. Bởi vậy, ngành kinh tế sẽ luôn là ngành nghề trọng yếu của một đất nước và sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển.
Đọc thêm: Những ngành nghề lương cao dễ kiếm việc nhất hiện nay là gì?
Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?
Khối ngành kinh tế có cơ cấu phân tầng rất rộng, đào tạo nguồn nhân sự lớn cho nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, bài viết này xin phép tổng hợp những ngành nghề đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay:
Nhóm ngành liên quan tới quản trị:
Nhóm ngành này cung cấp nhiều kiến thức sâu rộng, kỹ năng cần thiết để trở thành nhà quản trị trong tương lai. Các ngành chính bao gồm quản trị nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị lữ hành, thương mại, marketing, ngoại thương…
Nhóm ngành tài chính
Ngành này sẽ giúp bạn sẽ có các kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, hệ thống thông tin tài chính, quản tị tài chính các công ty đa quốc gia, phân tích tài chính, hoạch định ngân sách vốn đầu tư chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng…Bạn sẽ được đào tạo khả năng tính toán, dự tính mức độ sinh lợi của một dự án, nhìn ra được hướng đi của dòng tiền, có khả năng phân tích thị trường và đưa ra được quyết định đầu tư hiệu quả.
Nhóm ngành kế toán, kiểm toán:
Đây là những ngành nghề có vai trò quan trọng hàng đầu và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Nhóm ngành này giúp doanh nghiệp quản lý tài chính, cân đối nguồn tiền và phân bổ ngân sách phù hợp cho sự vận hành và phát triển.
Nhóm ngành kế toán, kiểm toán đôi khi được gộp lại đào tạo tại một số trường Cao đẳng, Đại học nhưng khi làm việc, hai ngành này có hướng phát triển khác nhau. Tuy cùng làm việc với sổ sách, con số nhưng kiểm toán sẽ là người kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng của người làm ngành kế toán.
Kế toán là mảng không thể thiếu của một doanh nghiệp, còn kiểm toán thì doanh nghiệp không bắt buộc phải có. Thường các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các đơn vị chuyên về lĩnh vực kiểm toán để làm việc thay vì lập một bộ phận kiểm toán tại đơn vị mình. Tuy nhiên ngành Kiểm toán là ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn và mức lương sàn nhỉnh hơn so với kế toán.
Nhu cầu tuyển dụng của ngành kinh tế
Trước hết, cần khẳng định, ngành kinh tế là một ngành có tỉ lệ cạnh tranh việc làm cao. Số lượng sinh viên theo học ngành kinh tế mỗi năm rất lớn, bởi vậy, sau tốt nghiệp, sinh viên ngành kinh tế phải đấu chọi với vô vàn ứng viên khác để đạt được vị trí tốt tại một doanh nghiệp.
Với các vị trí kinh doanh cơ bản, doanh nghiệp không yêu cầu quá nhiều về trình độ chuyên môn. Cơ hội việc làm ở vị trí này lớn nhưng chế độ đãi ngộ với mức lương chưa được hấp dẫn và tính ổn định không cao do vị trí này có nhu cầu tuyển dụng lớn, doanh nghiệp có thể thay thế nhân sự tại vị trí này một cách thường xuyên.
Đối các vị trí chuyên viên kinh tế, nhà tuyển dụng sẽ có yêu cầu khắt khe từ bằng cấp, năng lực thực tế và tuyển chọn chặt chẽ từ khâu đầu vào. Tuy nhiên, vị trí này có mức lương cao, ổn định, được trọng dung và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Có liên quan: Top 5 trường có ngành Marketing ở Hà Nội đào tạo chuẩn chuyên môn
Học kinh tế có thể làm được nhưng công việc nào?
Như đã phân tích, chuyên ngành kinh tế rất rộng cùng cơ hội việc làm cao nhưng sự cạnh tranh ngành nghề rất lớn. Bởi vậy, người lao động muốn phát triển sự nghiệp trong ngành này cần tích lũy vốn chuyên môn, kinh nghiệm tốt cùng tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và không ngừng nâng cao giá trị bản thân.
Một số vị trí công việc sinh viên chuyên ngành kinh tế có thể làm sau khi tốt nghiệp là:
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên kế toán tổng hợp
- Chuyên viên kiểm toán
- Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên hoạch định thị trường
- Nhân viên chứng từ logistics
- Chuyên viên đối ngoại
- Chuyên viên phân tích thị trường chứng khoán
Hi vọng những kiến thức trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào? “ và những cơ hội việc làm cụ thể sau khi tốt nghiệp. Chúc các bạn có sự chọn lựa ngành nghề đúng đắn, phù hợp và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Đọc thêm: Chọn nghề và những lưu ý phải nhớ