[Cơ sở Hà Nội] Cùng tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam thông qua hoạt động trình diễn trang phục các dân tộc Việt Nam tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic

14:59 29/02/2024

Tiết mục “Trình diễn thời trang của các dân tộc Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Chương trình “SON”. Đây là sự kiện liên hoan văn nghệ liên bộ môn Văn học - Lịch sử  do các giảng viên bộ môn Văn hóa phổ thông tại Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic - Hà Nội tổ chức. 

Dọc theo chiều dài của lịch sử, trang phục truyền thống luôn là cốt cách, là linh hồn của từng dân tộc. Không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa mà từng bộ trang phục còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, là thông điệp của quá khứ để lại cho hiện tại và mai sau. 

Chính vì thế, đội ngũ cán bộ giảng viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic mong muốn đưa những kiến thức văn hóa, lịch sử đến gần hơn với tất cả sinh viên thông qua tiết mục “Trình diễn trang phục các dân tộc Việt Nam”, qua đó giúp các bạn trẻ có cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa của từng dân tộc. 

1. Trang phục của dân tộc Pa thẻn

Bộ trang phục của phụ nữ Pa thẻn còn giữ được nhiều yếu tố riêng bao gồm: áo, váy, khăn. Hài hòa, phối hợp bởi sắc đỏ, đen và hoa văn xanh vàng hết sức cân đối. Theo truyền thống, con gái Pa thẻn đến tuổi lấy chồng, họ sẽ tự may bộ trang phục cho mình thật ưng ý. Đây là thời gian đánh dấu sự trưởng thành của người phụ nữ Pa thẻn.

Sinh viên trình diễn thời trang của dân tộc Pa thẻn

2. Trang phục của dân tộc Ede

Người Ê đê thường quan niệm, trong đời sống, màu đỏ là màu lửa trong các lễ hội, đồng thời còn tượng trưng cho sự tái sinh, sức mạnh tinh thần và lòng nhiệt huyết, khát khao cháy bỏng nhất. Vì vậy, tất cả sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và ngay cả những sản phẩm do bàn tay con người tạo ra đều có linh hồn. Mỗi đường nét, hình mảng và cách phối màu mạnh bạo, hợp lý đều mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện niềm tin vào các vị thần.

Sinh viên trình diễn thời trang của dân tộc Ede

3. Trang phục của dân tộc Chứt

Ngoài việc tìm hiểu, ngắm nhìn bộ trang phục truyền thống của dân tộc Chứt, sinh viên còn được tìm hiểu nét văn hóa hôn nhân của người Chứt. Bó củi được xem là một vật thiêng liêng, khi chàng trai có tình cảm với một cô gái và muốn cưới cô về làm vợ thì chàng trai phải vào rừng chặt một bó củi, bó lại gọn gàng. Sau đó, bí mật đem đặt trước cửa nhà cô gái, không để cho chàng trai khác biết. Việc làm này của chàng trai được nhà gái hiểu như lời cầu hôn.

Sinh viên trình diễn thời trang của dân tộc Ede

4. Trang phục của dân tộc Bru – Vân Kiều

Khăn đam chính là hiện thân cho nét đẹp văn hóa, sự duyên dáng và kín đáo của phụ nữ Bru - Vân Kiều qua bao thế hệ. Đối với phụ nữ Bru - Vân Kiều, chiếc khăn đam không đơn thuần là phụ kiện tạo nên điểm nhấn tinh tế cho trang phục áo váy truyền thống, mà đó còn là sự sáng tạo trong tạo hình về thẩm mỹ; là chuẩn mực để đánh giá mức độ khéo léo, cần mẫn và phẩm hạnh của người phụ nữ.

Sinh viên trình diễn thời trang của dân tộc Bru – Vân Kiều

5. Trang phục của sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic

Kết phần trình diễn chính là áo đồng phục cam, một hình ảnh rất đỗi quen thuộc của sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic cùng với linh vật Ong Vàng sải bước cùng trên sân khấu. Tuy nhiên, với sự sáng tạo riêng của từng cá nhân như kết hợp với giày, quần, chân váy… khiến đồng phục của sinh viên trở nên cá tính hơn rất nhiều.

    Sinh viên trình diễn thời trang của sinh viên Phổ thông cao đẳng - FPT Polytechnic

    Xuyên suốt quá trình luyện tập gần một tháng, để làm nổi bật nét văn hóa của từng dân tộc, sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic còn tìm hiểu thêm các kênh kiến thức, các động tác múa, các giá trị văn hóa gắn liền với trang phục và cả chất liệu làm ra trang phục đó. Có thể nói, quá trình học tập và nghiên cứu đã giúp các bạn sinh viên Phổ Cao FPT được rèn luyện nhiều kỹ năng như: kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, giao tiếp cũng như được học hỏi thêm nhiều những kiến thức thú vị của từng dân tộc.

    Với phương pháp lan tỏa kiến thức và văn hóa thông qua những hoạt động nghiên cứu cũng như học tập mới lại, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đang ngày càng khẳng định được nét riêng trong phong cách đào tạo tại đây cũng như ngày càng tạo thêm nhiều cảm hứng, lan tỏa sự yêu thích trong học tập cũng như giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

    Hiện Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đã có mặt tại hơn 20 tỉnh thành trên cả nước gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Tây Nguyên, Nha Trang, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ và các cơ sở đang được triển khai: Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau,… Nơi đây sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng thích ứng và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

    Đăng ký tư vấn để trở thành sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic ngay tại đây https://bit.ly/DangKyPTCDFPT2024

    Lê Thị Mừng

    Cùng chuyên mục

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

    • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

    Bình Luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *