Chiều 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức công bố phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 với 4 môn thi, gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn.
Trước đó, ngày 28/11/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt “Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025”. Theo đó, mỗi thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn; 2 môn còn lại thí sinh tự chọn trong số các môn học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có mục đích đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; lấy kết quả thi đề xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Đối tượng dự thi: Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Theo phương án được phê duyệt việc phân cấp, phân quyền tổ chức thi được thực hiện dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành và địa phương. Trong đó, Bộ GDĐT chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi; hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương; chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kỳ thi; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo Lịch thi chung và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Phương án thi được thực hiện từ năm 2025. Trong đó, giai đoạn 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Giai đoạn sau 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Theo đó, bên cạnh việc đi theo lộ trình 3 năm học tập có bằng Cao đẳng chính quy với đầy đủ kiến thức và kĩ năng để 18 tuổi ra trường đi làm thì sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic có thêm lựa chọn về việc tham gia kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông để lấy điểm tham gia xét tuyển sinh đại học ngay khi có bằng tốt nghiệp trung cấp.
Ngoài ra, Top 50% sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic trên toàn quốc tốt nghiệp trình độ Cao đẳng sẽ được xét tuyển thẳng vào Trường Đại học FPT.
Đối với quyết định mới này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên học tập tại Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic trên toàn quốc sẽ có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với bản thân, tiếp cận thêm những kiến thức chuyên ngành đa dạng và thực tiễn để chuẩn bị vững chắc cho hành trình phát triển tương lai.
Hiện tại, Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đã có mặt tại hơn 20 tỉnh thành trên cả nước gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Tây Nguyên, Nha Trang, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ và các cơ sở đang được triển khai: Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau…Nơi đây sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng thích ứng và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH SINH VIÊN PHỔ THÔNG CAO ĐẲNG - FPT POLYTECHNIC TẠI ĐÂY.