Trong cuộc sống hiện đại, việc học tập không chỉ đơn thuần là một phần của quá trình phát triển bản thân mà đôi khi đó lại chính là áp lực đè nặng trên vai, đặc biệt đối với những học sinh lớp 9 đang phải đối diện với kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Áp lực này đến từ nhiều nguồn cơn khác nhau, bao gồm yếu tố gia đình, xã hội và cả bản thân học sinh. Vậy, điều gì khiến áp lực học tập giai đoạn chuyển cấp lại đáng quan ngại như vậy? Vì tuổi trẻ mong manh dễ vỡ hay vì phương pháp giáo dục chưa phù hợp?
Vì đâu nên nỗi?
Năm học lớp 9 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình học tập của học sinh khi chuyển từ THCS lên THPT, chính vì thế đường đua vào 10 luôn được đánh giá là căng thẳng và khốc liệt không kém kỳ thi Đại học. Hiện nay, học sinh lớp 9 đang phải đối mặt với áp lực thi cử và sự kỳ vọng cao từ phía phụ huynh, khi nhiều người mong muốn con em mình có thể thi vào các trường công lập, trường top đầu, hoặc trường chuyên. Do đó, họ thường đăng ký nhiều nguyện vọng cho con, điều này gây thêm áp lực lớn cho các em.
Điểm hẹn lại lên, học kỳ 2 là lúc các em học sinh bắt đầu cuồng quay học tập gấp 2, gấp 3 lần so với thời gian trước, đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 đang ôn thi vào lớp 10. Chia sẻ về khoảng thời gian này, Anh Thư (2k9, trường THCS Lý Thường Kiệt) tâm sự: “Em rất lo lắng cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, ngày nào cũng học tới khuya nhưng lúc nào em cũng có cảm giác có thể rớt bất cứ lúc nào. Em không biết ăn nói sao với ba mẹ nữa”.
Kỳ thi chuyển cấp là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi học sinh. Các em buộc đối mặt với áp lực học tập lớn khi phải thi 3 - 4 môn, chương trình học và ôn thi khá nặng để chắc suất vào công lập. Sau những tiết học chính khóa trên lớp, học sinh còn tiếp tục nhồi nhét kiến thức nhiều giờ đồng hồ tại các lớp học thêm. Việc trong thời gian ngắn phải tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ, liên tục, không ngừng nghỉ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các em.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trôi qua, lại có một người tìm cái chết (800.000 ca tự tử/năm). Đáng báo động hơn, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 - 29 tuổi trên thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng cho biết, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên tự tử trên thế giới. Con số này không ngừng gia tăng, phản ánh bức tranh ảm đạm về sức khỏe tinh thần của thế hệ trẻ.
Áp lực học tập, sự kỳ vọng về bản thân, hay việc thực hiện giấc mơ sự nghiệp của cha mẹ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trầm cảm, rối loạn tâm thần ở độ tuổi thanh thiếu niên. Do đó, sự chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý và tâm thế của các bậc phụ huynh dành cho học sinh lớp 9 trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.
Đi tìm lời giải…
Để giải quyết vấn đề trên, trước hết cần phải tạo ra một môi trường học tập tích cực và thoải mái hơn. Gia đình cần hỗ trợ và khuyến khích học sinh, đừng nên tập trung vào kết quả cuối cùng mà hãy quan tâm đến quá trình học tập và sự phát triển của con cái. Hơn nữa là cần có sự hỗ trợ từ phía giáo viên và trường học, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được phát triển toàn diện.
Đối với các em học sinh, đây là giai đoạn nước rút để hoàn thành mục tiêu mà mình đặt ra, tuy nhiên không vì thế mà ép bản thân quá mức. “Hãy nghỉ ngơi nếu cảm thấy căng thẳng, hay tận dụng những khoảng nghỉ xen kẽ mỗi giờ học hoặc sau khi hoàn thành một nhiệm vụ học tập sẽ giúp các em cảm thấy được thư giãn, giảm căng thẳng và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đặt lại mục tiêu học tập vừa sức với bản thân, chia mục tiêu thực hiện thành những bước nhỏ. Nếu cảm thấy hoảng loạn, lo sợ thì đừng ngại chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và áp lực của mình với những người mà các em cảm thấy an tâm và thoải mái nhất” - Đó là lời khuyên của cô Nguyễn Thị Diệu Anh - Chủ nhiệm bộ môn cơ bản tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.
Cũng theo các chuyên gia, các bậc phụ huynh cần thấu hiểu và đồng hành cùng con. Thay vì đặt nặng kỳ vọng, cha mẹ hãy tạo môi trường học tập thoải mái, khuyến khích con phát triển năng khiếu và sở thích riêng. Đồng thời, cha mẹ có thể định hướng cho con về việc lựa chọn trường học phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân, tránh việc chạy theo thành tích học tập và áp lực đồng trang lứa.
Áp lực học tập đối với học sinh lớp 9 không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là vấn đề của cả xã hội. Để giảm bớt áp lực này, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, trường học và xã hội, tạo ra một môi trường học tập tích cực giúp học sinh phát triển tốt nhất về trí não và tinh thần. Áp lực là điều không thể tránh khỏi, nhưng cách mà người lớn và bản thân mỗi người xử lý và đối phó với nó sẽ quyết định đến sức khỏe tinh thần và thành công của thế hệ trẻ.
Chọn lối đi khác ngoài THPT
Để giảm bớt áp lực học tập đối với học sinh trong giai đoạn chuyển cấp, việc chọn lối đi khác ngoài hệ thống Trung học Phổ thông (THPT) là một giải pháp hiệu quả. Thay vì tập trung hoàn toàn vào việc chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, phụ huynh và học sinh có thể tìm kiếm các phương thức học tập khác phù hợp với năng lực và sở thích của mình.
Là chương trình xét tuyển vào học chỉ với 2 điều kiện là tốt nghiệp THCS và xét học bạ, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic là lối đi mới giúp học sinh sau THCS giảm bớt áp lực thi cử. Đặc biệt, chương trình học này cũng sẽ giảm tải một số môn văn hóa với 70% thực hành - 30% lý thuyết giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức và tăng tính trải nghiệm. Hiện Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đang đào tạo 8 chuyên ngành chính: Ngành Công nghệ thông tin (chuyên ngành Phát triển phần mềm, Ứng dụng phần mềm, Lập trình web), ngành Thiết kế đồ họa (chuyên ngành Thiết kế đồ họa), ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Digital Marketing, Logistics, Truyền thông và Tổ chức sự kiện, Quản trị khách sạn nhà hàng). Các chuyên ngành đào tạo được nhiều chuyên gia đánh giá là ngành “hot”, có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Bên cạnh được đào tạo về các kiến thức chuyên môn, sinh viên tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic được trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết để có thể ứng dụng trong học tập và đặc biệt là trong công việc sau khi tốt nghiệp. Ngoài những giờ học trên lớp, sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều trải nghiệm bổ ích như: Cuộc thi tìm kiếm tài năng Phổ Cao’s Got Talent, chương trình Thủ lĩnh sinh viên Leadership, Đại nhạc hội Happy Bee, cuộc thi tranh biện The Debate, Giải bóng đá sinh viên Phổ Cao Champions League, Cuộc thi Trùm toán học Phổ Cao… Cùng với đó là cơ hội tham gia các môn học giúp gia tăng tính sáng tạo và rèn luyện thể chất của sinh viên như: Nghệ thuật, Võ Vovinam, Kỹ năng mềm…
Là sinh viên ngành Digital marketing tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic, bạn Nguyễn Trần Hiểu Nghi cho biết: “Em được thực hành và làm dự án nhiều hơn là học lý thuyết, nên em thấy rất vui và hứng thú khi được làm những điều mình thích qua các môn học”.
Nhờ vào sự đa dạng của các hoạt động ngoại khóa này, sinh viên tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic không chỉ trở thành những người giỏi kiến thức, vững kỹ năng mà còn là những công dân toàn cầu, có khả năng thích ứng và tự tin trong mọi tình huống, sẵn sàng đối mặt với thử thách và góp phần vào sự phát triển của xã hội.
“Điều khiến em ấn tượng khi theo học tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đó là em có thêm nhiều trải nghiệm mới, kinh nghiệm mới, được tham gia nhiều hoạt động, phong trào bổ ích, có thêm nhiều mối quan hệ tốt. Em cũng có thêm nhiều kí ức, kỉ niệm thật đẹp trong quá trình trưởng thành và học tập ở Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic”. Hiểu Nghi bộc bạch.
Chuyển cấp là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của mỗi học sinh. Hy vọng rằng với sự đồng hành của gia đình, nhà trường và xã hội, các bạn học sinh sẽ có những định hướng đúng đắn cho tương lai.
Theo quyết định mới nhất số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt "Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025", đối tượng dự thi sẽ bao gồm cả người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, bên cạnh việc đi theo lộ trình 3 năm học tập có bằng Cao đẳng chính quy với đầy đủ kiến thức và kỹ năng để 18 tuổi ra trường đi làm thì sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic có thêm lựa chọn về việc tham gia kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông để lấy điểm tham gia xét tuyển sinh đại học ngay khi có bằng tốt nghiệp trung cấp. Với mạng lưới rộng khắp và quan hệ với hơn 500 doanh nghiệp, tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm lên tới 97,7%, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đã và đang trở thành một lựa chọn đáng tin cậy cho học sinh và quý phụ huynh trên hành trình học tập. Hiện Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đã có mặt tại hơn 20 tỉnh thành trên cả nước gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Tây Nguyên, Nha Trang, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ và các cơ sở đang được triển khai: Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau…Nơi đây sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng thích ứng và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Đặc biệt, TOP 40% sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic có cơ hội xét tuyển thẳng vào Trường đại học FPT ngay khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng. Đăng ký tư vấn để trở thành sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic ngay tại đây https://bit.ly/DangKyPTCDFPT2024 |
TUẤN NHI